null
US
Sign In
Sign Up for Free
Sign Up
We have detected that Javascript is not enabled in your browser. The dynamic nature of our site means that Javascript must be enabled to function properly. Please read our
terms and conditions
for more information.
Next up
Copy and Edit
You need to log in to complete this action!
Register for Free
14181946
CSDL
Description
Mind Map on CSDL, created by Thiên Vũ Thái on 06/16/2018.
No tags specified
csdl
db
cơ sở dữ liệu
database
Mind Map by
Thiên Vũ Thái
, updated more than 1 year ago
More
Less
Created by
Thiên Vũ Thái
over 6 years ago
103
0
0
Resource summary
CSDL
Vai trò
Tổng quan
Dữ liệu
Khái niệm
Những số liệu rời rạc
Mô tả những sự kiện, sự vật, hiện tượng
Được chọn lọc để lưu trữ với một mục đích nào đó
CSDL
Khái niệm
Tập dữ liệu có liên quan
Gắn với một ngữ nghĩa
Đặc trưng
Biểu diễn 1 phần thế giới thực
Được sinh ra với ục đích xác định, phục vụ ứng dụng và người dùng
Không phải là một tập dữ liệu ngẫu nhiên
Hệ quản trị CSDL
Khái niệm
Tập hợp các chương trình
Cho phép người dùng tạo và duy trì CSDL
Chức năng
Định nghĩa: Khai báo khung dữ liệu và mô tả chi tiết về dữ liệu
Xây dựng: Lưu trữ dữ liệu vào phương tiện lưu trữ
Xử lý: Truy vấn, truy cập, phát sinh báo cáo
Chia sẻ: Cho phép nhiều người dùng cùng truy cập
Bảo vệ: Đảm bảo an toàn trước sự cố và truy cập trái phép
Đặc tính
Tính tự mô tả
Chứa cả CSDL và mô tả CSDL
Annotations:
Mô tả CSDL gọi là Metadata
Cô lập giữa chương trình và dữ liệu
Hệ QT CSDL quản lý CSDL và metadata của nó
Chương trình chỉ truy cập dữ liệu thông qua hệ QT CSDL
Trừu tượng hoá dữ liệu
Trình bày dữ liệu ở mức trừu tượng
Che đi các chi tiết lưu trữ và cài đặt
Dùng mô hình dữ liệu để trừu tượng hoá DL
Hỗ trợ nhiều khung nhìn dữ liệu
Các vai trò trong hệ QTCSDL
Quản trị viên (Database Administrator - DBA)
Cấp quyền truy cập
Điều phối và giám sát sử dụng
Thiết kế viên (Database Designer)
Lựa chọn cấu trúc phù hợp để lưu trữ
Quyết định dữ liệu nào cần lưu trữ
Liên hệ người dùng để biết yêu cầu
Lập trình viên (Database programmer)
Lập trình chức năng
Người dùng cuối (End User)
Người ít sử dụng
Người quản lý
Ít truy cập, nhưng truy vấn phức tạp
Người sử dụng thường xuyên
Nhân viên
Thường xuyên truy cập, dùng các tính năng định sẵn
Người sử dụng đặc biệt
Kỹ sư, nhà khoa học
Thông thạo CSDL, tự xây dựng truy vấn
Tính năng
Kiểm soát dư thừa dữ liệu
Chia sẻ dữ liệu
Hạn chế truy cập không được phép
Cung cấp nhiều giao diện
Đảm bảo các RBTV
Sao lưu dữ liệu
Mô tả dữ liệu
Mô hình dữ liệu
Khái niệm
Liên hệ giữa các khái niệm mô tả dữ liệu
Các phép toán cơ bản trên dữ liệu
Phân loại
Mô hình mức cao
Annotations:
Mô hình thực thể kết hợp Mô hình đối tượng
Các khái niệm gần gũi người dùng
Tự nhiên giàu ngữ nghĩa
Mô hình cài đặt
Annotations:
Mô hình quan hệ Mô hình mạng Mô hình phân cấp
Người dùng có thể hiểu
Không quá xa dữ liệu trên máy tính
Mô hình mức thấp
Mô tả cách CSDL được lưu trong máy tính
Lược đồ quan hệ
Là các mô tả về cấu trúc và ràng buộc trên CSDL
Thể hiện CSDL
Là dữ liệu hiện thời trong CSDL tại một thời điểm
Kiến trúc 3 lược đồ
Gồm 3 lược đồ
Mức trong
Mô tả cấu trúc vật lý
Mức luận lí
Mô tả toàn thể CSDL với người dùng
Che đi cấu trúc vật lý
Mức ngoài
Mô tả 1 phần CSDL cho 1 nhóm người dùng
Che đi phần còn lại
Tính độc lập dữ liệu
Độc lập logic
Có thể thay đổi lược đồ luận lý mà không cần thay đổi lược đồ ngoài và chương trình
Độc lập vật lý
Có thể thay đổi lược đồ trong mà không làm thay đổi lược đồ logic và lược đồ ngoài
Ngôn ngữ CSDL
Ngôn ngữ định nghĩa dữ liệu (Data Definition Language - DDL)
Ngôn ngữ lưu trữ dữ liệu (Storage Definition Language - SDL)
Định nghĩa lược đồ trong
Ngôn ngữ định nghĩa khung nhìn (View definition Language - VDL)
Định nghĩa lược đồ ngoài
Ngôn ngữ thao tác dữ liệu (Data Manipulation Language - DML)
Cho phép truy xuất, thêm, sửa, xoá dữ liệu
Mức cao (Phi thủ tục)
Mức thấp (Thủ tục)
Mô hình thực thể kết hợp (Entity Realtionship - ER)
Annotations:
Phần này làm bài tập
Một số khái niệm
Thực thể
Là một đối tượng của thế giới thực
Thực thể phụ thuộc
Tồn tại phụ thuộc vào thực thể khác
Thực thể yếu
Không có khoá
Phải tham gia MKH với thực thể chính
Thuộc tính
Khái niệm
Là đặc trưng của thực thể
Mang giá trị cụ thể
Phân loại
Đơn trị
Chỉ chứa 1 giá trị
Ký hiệu: hình ovan với tên thuộc tính bên trong
Đa trị
Nhận nhiều gái trị
Ký hiệu: Hai hình ovan lồng nhau với tên thuộc tính bên trong
Kết hợp
Thuộc tính gồm nhiều thuộc tính khác
Suy diễn
Giá trị tính từ thuộc tính khác
Ký hiệu: Hình ovan nét đứt với tên thuộc tính bên trong
Loại thực thể
Tập các thực thể giống nhau
Khoá
Khái niệm
Là tập thuộc tính giúp định danh thực thể
Ký hiệu: Gạch chân tên thuộc tính
Khoá hợp: Khoá gồm nhiều thuộc tính
Mối kết hợp
Là liên kết giữa các thực thể
Loại mối kết hợp
Tập các mối kết hợp tương tự nhau
Ký hiệu: Hình thoi với tên MKH bên trong
Bản số
Ràng buộc số lượng thực thể tham gia MKH
Maxcard: Số lần tối đa
Mincard: Số lần thối thiểu
Giới thiệu
Do Dr. Peter Pin-Shan Chen đề xuất
Ra đời năm 1976
The Entity - Relationship Model - Toward a Unified View of Dataa
Là mô hình chuẩn cho hệ thống từ điển tài nguyên (Infomation Resource Dictionary System IRDS)
Một số nguyên tắt
Một thuộc tính dùng để mô tả đặc trưng cho duy nhất một thực thể
Tất cả các nhánh nối với mối kết hợp phải là nhánh bắt buộc
Nếu một thuộc tính phụ thuộc vào một thuộc tính khác thì phải định nghĩa thực thể bổ sung
Mô hình dữ liệu quan hệ
Giới thiệu
Dr. Edgar Frank Codd
6/1970
A Relation Model for Large Shared Data Banks”, Communications of ACM
Là cơ sở của SQL Server
Các khái niệm
Mô hình quan hệ
Annotations:
Quan trọng
Quan hệ (Relation)
Là một bảng dữ liệu
Các dòng thể hiện thực thể hoặc MKH
Tiêu đề cột cho biết ý nghĩa các giá trị trên dòng
Thuộc tính (Attribute)
Là các tiêu đề cột của quan hệ
Bộ (Tuple)
Là một dòng của quan hệ
Miền giá trị
Tập hợp các giá trị mà một thuộc tính có thể nhận
Các giá trị là nguyên tố (atomic), không thể chia nhỏ
Mô tả bằng kiểu dữ liệu và định dạng
Lược đồ
Ký hiệu: R(A1, A2, A3, ..., An)
Ai nhận gái trị trong miền giá trị tương ứng, ký hiệu: dom(Ai)
Bậc lược đồ là n
Khoá
Khoá
Là siêu khoá có ít thuộc tính nhất
Là đặc trưng của lược đồ, không phụ thuộc vào thể hiện quan hệ
Một lược đồ có thể có nhiều khoá
Siêu khoá
Là tập các thuộc tính dùng định danh mỗi bộ
Annotations:
Tập tất cả thuộc tính là một siêu khoá
Khoá chính
Các thuộc tính phải khác null
Là khoá đơn giản nhất
Khoá ngoại
FK cùng miền giá trị với PK
Với mọi t2 thuộc R2 luôn tồn tại t1 thuộc R1 sao cho t2[FK] = t1[PK]
1 thuộc tính có thể vừa là PK vừa là FK
Đặc trưng
Thứ tự giữa các BỘ trong quan hệ KHÔNG quan trọng
Thứ tự giữa các GIÁ TRỊ trong LÀ quan trọng
Các giá trị hoặc là nguyên tố, hoặc là null
Các bộ không trùng nhau
Qui tắc chuyển ER sang quan hệ
Tập thực thể
Mỗi tập thực thể chính là 1 quan hệ
Tên tập thực thể là tên quan hệ
Các thuộc tính đơn của tập thực thể là các thuộc tính của quan hệ
Các thuộc tính kết hợp: gộp lại hoặc tách ra
Các thuộc tính đa trị: tạo thành một quan hệ mới
Mõi tập thực thể yếu là 1 quan hệ
Giống tập thực thể chính
Thêm khoá của tập thực thể chính ứng với tập thực thể yếu vào quan hệ
Khoá của quan hệ là kết hợp khoá yếu của thực thể yếu và khoá của thực thể chính
Mối kết hợp
(1 - 1) hoặc (1 - n)
Thêm khoá của quan hệ phía ÍT vào quan hệ phía NHIỀU
Thêm thuộc tính riêng vào quan hệ phía NHIỀU
(n - n)
Tạo thực thể mới với tên của MKH
Thuộc tính là khoá của các bên liên quan và thuộc tính riêng
Khoá là khoá của các bên liên quan
Đại số quan hệ
Một số đặc điểm
Biến là các quan hệ
Hằng là các thể hiện quan hệ
Toán tử là các thao tác tạo thành quan hệ mới
Biểu thức là chuỗi các phép toán trên quan hệ
Kết quả của biểu thức là quan hệ
Các phép toán tập hợp
Phép hội ∪
Là một quan hệ gồm các bộ thuộc r, hoặc thuộc s, hoặc thuộc cả 2 (Loại bỏ bộ trùng)
r ∪ s = {t|t ∈ r ∨ t ∈ s}
Phép giao ∩
Là một quan hệ gồm các bộ đồng thời thuộc r và s
r ∩ s = {t|t ∈ r ∧ t ∈ s}
Phép hiệu -
Là một quan hệ gồm các bộ thuộc r mà không thuộc s
r - s = {t|t ∈ r ∧ t ∉ s}
Chỉ thực hiện trên các quan hệ khả hợp
Hai quan hệ cùng bậc
Tất cả thuộc tính tương ứng nhau có cùng miền giá trị
Kết quả là 1 quan hệ có các thuộc tính cùng tên
Tính chất
Giao hoán
Kết hợp
Phép chọn
Chọn các bộ r thoả điều kiện p
σ_p (r)
p biểu thức gồm các mệnh đề so sánh
Kết quả trả về luôn có cùng danh sách thuộc tính với r
σ_p1 (σ_p2 (r))=σ_p2 (σ_p1 (r))=σ_(p1 ∧p2) (r)
Phép chiếu
Chọn ra một vài cột của r
π_(A1,A2,…,Ak) (r)
π_(A1,A2,…,An) (π_(A1,A2,…,Am) (r))=π_(A1,A2,…,An) (r) nếu n<m
A1, A2, ... có thể là các biểu thức quan hệ liên quan đến hằng số và các thuộc tính trong r
Tích Cartesian
Chọn ra 1 quan hệ với mỗi bộ là tổ hợp giữa 1 bộ trong r và 1 bộ trong s
r x s
Nếu r có u bộ và s có v bộ thì r x s có u x v bộ
Nếu r có n thuộc tính, s có m thuộc tính thì r x s có m + n thuộc tính
Phép kết
Phép chia
Phép tính quan hệ
Phụ thuộc hàm và dạng chuẩn
Phụ thuộc hàm
Khái niệm
Phụ thuộc hàm đầy đủ
Xét X->Y, nếu tồn tại tập con X' của X sao cho X' -> Y thì Y phụ thuộc hàm đầy đủ vào X
Phụ thuộc hàm
X -> Y với X là vế trái, Y là vế phải
Với hai thuộc tính t1, t2 của một bộ r bất kỳ, nếu t1[X] = t2[X] thì t1[Y] = t2[y]
Ý nghĩa
Phụ thuộc hàm dùng đánh giá kết quả thiết kế CSDL
Luật dẫn
Với mọi Y là tập con của X, ta có X->Y
Nếu X->Y và Z là tập con của W thì X,W -> Y,Z
X->Y và Y->Z thì X->Z
X->Y và Y,W -> Z thì X,W -> Z
X -> Y, X -> Z => X -> Y, Z
X -> Y và Z là tập con của Y thì X -> Z
Dạng chuẩn
Dạng chuẩn 1
Đặc điểm
Không lặp, Không kép
Trùng lắp dữ liệu cao
Biến đổi về DC1
Cách 1: Điền đầy đủ dữ liệu vào các chỗ còn trồng
Cách 2: Xác định khoá và tách các giá trị lặp kép thành quan hệ mới
Dạng chuẩn 2
Thuộc tính phụ thuộc đầy đủ
A PTĐĐ vào X nếu X -> A là một phụ thuộc hàm đầy đủ
Đặc điểm
Đã đạt dạng chuẩn 1
Thuộc tính không khoá phụ thuộc đầy đủ vào thuộc tính khoá
Tồn tại trùng lắp dữ liệu
Biến đổi về DC2
B1: Xác định khoá chính trên quan hệ đạt DC1
B2: Xác định các phụ thuộc hàm gây ra thuộc tính không khoá không phụ thuộc đầy đủ vào thuộc tính khoá
B3: Nếu tồn tại phụ thuộc hàm không đầy đủ trên khoá chính thì xoá chúng ở quan hệ cũ và đưa vào quan hệ mới
Dạng chuẩn 3
Thuộc tính phụ thuộc bắt cầu
X→Y∈F+
A∉(Y∪X)
Y→A∈F+
Y→X ∉F+
Đặc điểm
Đạt dạng chuẩn 2
Tất cả thuộc tính không khoá không phụ thuộc bắt cầu vào thuộc tính khoá
Là dạng chuẩn tối thiểu trong thiết kế CSDL
Biến đổi về DC3
Xác định thuộc tính khoá trong quan hệ đạt DC 2
Xác định PTH gây ra thuộc tính không khoá bắt cầu vào khoá
Xoá PTH đó bằng cách đưa nó vào quan hệ mới
Thiết kế CSDL mức quan niệm
Thiết kế mô hình dữ liệu mức quan niệm (ER)
Chuyển MHDL sang mức logic (ER -> QH)
Với mỗi quan hệ xác định tập PTH
Nâng chuẩn lược đồ quan hệ
Đánh giá chất lượng lược đồ bằng tiêu chuẩn dạng chuẩn
Ràng buộc toàn vẹn
Khái niệm
RBTV được phát hiện từ ngữ nghĩa hoặc thể hiện của dữ liệu
Đảm bảo ngữ nghĩa của dữ liệu cũng như tính đúng đắn của dữ liệu và mô hình dữ liệu
Mọi thể hiện của quan hệ luôn luôn phải thoả RBTV
Được phát hiện và khai báo bởi thiết kế viên
Được định nghĩa trên một hoặc liên quan nhiều quan hệ
Đặc trưng
Bối cảnh
Là các quan hệ có khả năng vi phạm RBTV khi cập nhật dữ liệu
Nội dung
Thể hiện bằng lời nói
Thể hiện bằng ngôn ngữ hình thức
Bảng tầm ảnh hưởng
Xác định các thao tác cần kiểm tra trên từng bối cảnh
Phân loại
RBTV liên quan đến 1 quan hệ
Miền giá trị
Ràng buộc giá trị cho thuộc tính
Liên tục
VD: Phụ cấp của mỗi công việc trong đề tài không được vượt quá 20 triệu
Rời rạc
VD: Giới tính của giáo viên phải là ‘Nam’ hoặc ‘Nữ’
Liên bộ
Sự tồn tại của một hay nhiều bộ liên quan đến sự tồn tại của một hay nhiều bộ khác
RB khoá chính
RB duy nhất
Ví dụ
Tên bộ môn là duy nhất
Một giáo viên được tham gia tối đa 5 công việc trong tất cả đề tài
Liên thuộc tính
Ràng buộc giữa các thuộc tính trong cùng một quan hệ
Ví dụ
Một giáo viên không trực tiếp quản lý chuyên môn chính mình
Ngày bắt đầu của đề tài luôn nhỏ hơn ngày kết thúc của đề tài
RBTV liên quan đến nhiều quan hệ
Tham chiếu
RB khoá ngoại
Giá trị xuất hiện tại các thuộc tính của quan hệ nào đó phải tham chiếu đến giá trị khoá chính của một quan hệ cho trước
Thường có bối cảnh là hai qaun hệ
Ví dụ
Mọi giáo viên phải thuộc về một bộ môn cụ thể
Trưởng bộ môn phải là một giáo viên
Liên bộ, liên quan hệ
Xảy ra giữa các bộ trên nhiều quan hệ khác nhau
Ví dụ
Mỗi đề tài phải có ít nhất một công việc thuộc về đề tài đó
Mỗi bộ môn phải có ít nhất một giáo viên
Liên thuộc tính. liên quan hệ
Xảy ra giữa các thuộc tính trên nhiều quan hệ khác nhau
Ví dụ
VD: Phụ cấp của một công việc trong đề tài luôn luôn nhỏ hơn kinh phí của đề tài đó
Ngày sinh của trưởng bộ môn phải nhỏ hơn ngày nhận chức
Thuộc tính tổng hợp
Đảm bảo quan hệ giữa thuộc tính tổng hợp và các thuộc tính nguồn
VD: Số giáo viên của một bộ môn phải bằng tổng số lượng giáo viên thuộc bộ môn đó đó
Chu trình
VD: Nhân viên chỉ được phân công vào các đề án do phòng ban của mình phụ trách
CSDL được biểu diễn bằng đồ thị có đường khép kín
Show full summary
Hide full summary
Want to create your own
Mind Maps
for
free
with GoConqr?
Learn more
.
Similar
FLAT FILE VS RELATIONAL DATABASE
rosiejones
OCR gcse computer science
Jodie Awthinre
GCSE AQA Computer Science - Definitions
James Jolliffe
Database design Prep
Srihari Kalwala
Managing Digital Data Review
Shannon Anderson-Rush
Midterm 2 (Chapter 5 - 13)
Yorria Raine
SQL Quiz
Chris Cronin
GCSE AQA Computer Science - Definitions
moffat00
Database Final Exam
dbm
Data, Information and Databases
maryamxjay
AS Levels ICT -Form Controls
lukejones
Browse Library